Friday 25 June 2010

Những chuyến di cư vĩ đại

Khi một loài cua đỏ tại Australia bò ra biển để sinh sản, chúng phủ kín những con đường với số lượng lên tới vài chục triệu con.

Linh dương đầu bò, ong mật lớn, tôm hùm có gai và cua đỏ nằm trong danh sách những loài động vật lập nên kỷ lục về di cư, theo Newscientist.

Cua đỏ trên đảo Christmas, Australia

Hàng vạn con cua đỏ trên đảo Chrismast, Australia bị phương tiện giao thông
Hàng chục triệu con cua đỏ trên đảo Chrismast, Australia hành quân trên đường để ra biển. Rất nhiều con bị phương tiện giao thông cán chết trong cuộc hành trình kéo dài nhiều ngày. Ảnh: jaunted.com.

Khi mùa mưa tới (khoảng tháng 10 và tháng 11), loài cua đỏ đảo Christmas trên Ấn Độ Dương hành quân rầm rộ ra bờ biển để sinh sản với số lượng có thể lên tới 65 triệu con. Chúng di chuyển được khoảng 700 m một ngày và phải mất từ 9 đến 18 ngày để hoàn thành chuyến đi dài 8 km. Đối với nhiều loài động vật, quãng đường này chẳng có gì ghê gớm. Nhưng với cua đỏ thì đó là hành trình vĩ đại, đặc biệt là khi chúng di chuyển với số lượng hàng chục triệu con.

Vì loài cua đỏ thở qua mang và thường chỉ di chuyển với khoảng cách ngắn nên thực sự chúng không hề thích hợp với việc di trú. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng cơ của chúng tái tạo hàng năm để tăng sức bền khi đối mặt với cuộc hành trình dài.

Tôm hùm có gai ở vùng biển Caribbe

Loài tôm hùm có gai ở biển Caribbe. Ảnh:
Loài tôm hùm có gai ở biển Caribbe. Ảnh: tampabayaquarium.com.

Loài tôm hùm có gai Panulirus argus chủ yếu sống ở những vùng nước nông ven bờ phía tây Đại Tây Dương, nơi chúng kiếm ăn đơn độc vào ban đêm. Khi những cơn bão mùa thu khiến nhiệt độ trong nước biển giảm thì chúng phải di chuyển đến vùng nước sâu hơn.

Giống như nhiều loài chim, loài tôm hùm Panulirus argus xác định phương hướng nhờ từ trường trái đất. Chúng đi thành các hàng dọc gồm 10 cá thể và mỗi hàng có thể có tới hơn 50 con. Bằng cách con sau chạm râu vào con trước, chúng hành quân dưới đáy biển qua quãng đường dài tới 50 km. Cứ sau mỗi khi đi được vài km chúng dừng lại một lần để lấy sức.

Ong mật khổng lồ

Một đàn ong mật khổng lồ. Ảnh: ning.com.
Một đàn ong mật khổng lồ. Ảnh: ning.com.

Apis dorsata là một loài ong hung dữ ở vùng Đông Nam Á. Hàng năm chúng di cư thành đàn tới những nơi cách xa vị trí ban đầu tới 100 km để tìm kiếm nguồn thức ăn. Loài ong mật khổng lồ này dùng những điệu nhảy để đảm bảo cả bầy bay đúng hướng.

Năm nào đàn ong cũng trở về đúng địa điểm làm tổ cũ mặc dù tất cả những con ong thợ xây chiếc tổ đã chết từ lâu. Cách thức chúng truyền lại thông tin cho nhau về vị trí của tổ vẫn là một bí ẩn.

Linh dương đầu bò

Hàng vạn con linh dương đầu bò vượt sông trong một chuyến di cư.
Hàng vạn con linh dương đầu bò vượt sông trong một chuyến di cư. Nhiều con trong số chúng bỏ mạng vì cá sấu trong những lần vượt sông như thế này. Ảnh: wildlife-photo.org.

Linh dương đầu bò (Connochaetes taurinus) sống thành những đàn lớn ở Đông Phi. Những đàn nổi tiếng nhất xuất hiện ở vùng Serengeti thuộc Tanzania và Kenya. Ở những nơi này, số lượng linh dương đầu bò di cư lên đến hơn 1 triệu con. Cùng với hàng trăm nghìn con linh dương gazen và ngựa vằn, hành trình của linh dương đầu bò có lẽ là cuộc di cư lớn nhất của động vật trên đất liền.

Đôi khi cuộc hành trình của linh dương đầu bò được gọi là “cuộc di cư vòng tròn” vì chúng di chuyển quanh vùng Serengeti theo mùa mưa để kiếm ăn với quãng đường lên tới 800 – 1.600 km.

Những chuyến di cư vĩ đại

Rùa lưng da vượt quãng đường hơn 20.000 km để kiếm ăn, còn nhạn biển Bắc Cực thường xuyên vượt quãng đường hơn 80.000 km để thay đổi chỗ ở.

Nhiều loài động vật di chuyển hàng nghìn km mỗi năm để tìm kiếm thức ăn và kết đôi. Dưới đây là một số loài có những cuộc hành trình dài nhất theo bình chọn của Newscientist.

Nhạn biển Bắc cực

Nhạn biển Bắc Cực. Ảnh: Newscientist.
Nhạn biển Bắc Cực. Ảnh: Newscientist.

Chim là loài vật di trú nổi tiếng nhất và trong số đó quán quân thế giới chính là nhạn biển Bắc cực Sterna paradisaea. Hàng năm, chúng bay suốt chặng đường từ nơi cư trú mùa hè là Greenland và Iceland đến biển Weddell ngoài khơi Nam Cực. Vì nhạn biển Bắc Cực bay theo đường vòng nên nhiều khi chúng phải vượt qua quãng đường dài tới 81.600 km một năm.

Nhạn biển Bắc cực có một lợi thế lớn: chúng là loài chim biển nên có thể kiếm ăn trong quá trình di chuyển. Những loài chim trong đất liền không có may mắn đó.

Choắt mỏ thẳng đuôi vằn

Choắt mỏ thẳng đuôi vằn. Ảnh: Newscientist.
Choắt mỏ thẳng đuôi vằn. Ảnh: Rex Features.

Trong số các phân loài của choắt mỏ thẳng đuôi vằn thì loài bay bền bỉ nhất là Limosa lapponica baueri di cư từ Alaska đến Australia và New Zealand.

Là một loài chim trên đất liền nên chúng không thể kiếm ăn trên biển. Vì vậy cuộc hành trình dài 11.000 km không ngừng nghỉ chỉ được kéo dài từ 6 đến 8 ngày. Để hoàn thành chuyến đi, chúng phải làm tiêu bớt một phần ruột, gan và thận để giảm bớt khối lượng rồi sau sẽ tái tạo lại. Đây là chuyến bay liên tục, không dừng lại để kiếm ăn dài nhất trong thế giới động vật.

Một nghiên cứu mới đây cũng khẳng định rằng kỷ lục của loài choắt mỏ thẳng đuôi vằn sẽ khó có thể bị phá vỡ.

Cá voi lưng gù

Cá voi lưng gù.
Cá voi lưng gù. Ảnh: blogspot.com.

Trong số các loài có vú, nắm giữ kỷ lục về chuyến di trú dài nhất là cá voi lưng gù Megaptera novaeangliae. Chúng dành cả mùa hè để kiếm ăn trong những vùng biển gần cực lạnh giá rồi bơi đến những vùng nước ấm nhiệt đới để nuôi con trong suốt mùa đông.

Đến mùa đông, loài cá voi lưng gù di cư lên phía bắc đến Costa Rica qua quãng đường dài 8.300 km.

Cá voi lưng gù đực hát trong khi bơi - có thể là để thu hút con cái. Con đực thay đổi độ cao của giọng để đảm bảo con cái vẫn có thể nghe được ở khoảng cách xa. Đồng thời, chúng cũng di chuyển chậm lại, kéo dài chuyến hành trình để kết đôi được với nhiều con cái.

Rùa lưng da

Rùa lưng da. Ảnh:
Rùa lưng da. Ảnh: graphicshunts.com.

Rùa biển là một loài phi thường trong số những loài bò sát di trú. Năm 2008, người ta đã ghi nhận được một con rùa lưng da băng qua Thái Bình Dương. Từ một bãi biển làm tổ ở Papua (Indonesia), nó bơi hướng về phía đông để đến nơi kiếm ăn ngoài khơi bang Oregon (Mỹ) rồi quay lại. Chuyến vượt biển này dài ít nhất 20.558 km. Đây là quãng đường di cư dài nhất của một loài bò sát từng được ghi nhận.

Nếu không đủ thức ăn, rùa lưng da sẽ bơi xuống sâu hơn 600 m theo rìa của những rặng núi ngầm và sườn lục địa. Đây là độ sâu sâu mà chưa có bất kỳ loài bò sát nào đạt tới.

Ngọc Thúy - VnExpress

Bài liên quan

No comments:

Post a Comment

Popular Posts